Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Tìm hiểu các loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài…

Mỗi một quốc gia đều quy định hệ thống các loại visa (thị thực) cho riêng mình. Việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của quốc gia đó. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu hệ thống các loại visa Việt Nam và các đặc điểm của từng loại visa nhé.

Tìm hiểu các loại visa Việt Nam là một trong những bước để dễ dàng nhập cảnh vào Việt Nam (Ảnh minh họa)

CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

Như chúng ta đã biết, visa Việt Nam (hay thị thực) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài, cho phép họ nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.

Việt Nam cung cấp tới 20 loại visa. Các loại visa Việt Nam được phân loại dựa theo mục đích nhập cảnh của người mang.

Mỗi loại visa lại được ký hiệu theo tên viết tắt để dễ dàng phân biệt, cụ thể:

  1. NG1: Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  2. NG2: Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  3. NG3: Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  4. NG4: Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
  5. LV1: Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  6. LV2: Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  7. ĐT: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  8. DN: Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  9. NN1: Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  10. NN2: Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  11. NN3: Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  12. DH: Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  13. HN: Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  14. PV1: Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  15. PV2: Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  16. LĐ: Cấp cho người vào lao động.
  17. DL: Cấp cho người vào du lịch.
  18. TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  19. VR: Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  20. SQ: Cấp cho người nước ngoài có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại hoặc có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh.

Ngoài ra, các loại visa Việt Nam còn có thể phân thành hai loại là:

  • Visa nhập cảnh một lần;
  • Visa nhập cảnh nhiều lần.

Việc phân loại visa không những giúp người nước ngoài dễ dàng lựa chọn được chính xác loại visa mình cần, từ đó tra cứu thông tin về hồ sơ, thủ tục. Mà nó còn giúp cho cơ quan nhà nước Việt Nam kiểm soát hiệu quả hoạt động xuất nhập cảnh.

Tuy vậy, mỗi loại visa cũng có những đặc điểm riêng sẽ được liệt kê ở phần nội dung dưới đây.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

Việc phân loại visa quyết định khá nhiều đặc điểm của loại visa đó.

THỜI HẠN

Mỗi loại visa có một thời hạn khác nhau. Cụ thể:

– Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

– Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

– Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

– Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.

– Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.

Khi hết thời hạn, visa sẽ không còn có hiệu lực nữa và bạn phải xin cấp lại visa.

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP VISA

Đối với bốn loại visa đầu tiên, đây là các loại visa đặc biệt liên quan đến vấn đề ngoại giao do đó, thủ tục mời, bảo lãnh phải được thực hiện cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao.

Các trường hợp còn lại, thủ tục mời, bảo lãnh lại được thực hiện ở cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

LỆ PHÍ

Tùy vào số lần nhập cảnh, các loại visa Việt Nam cũng có sự khác nhau trong lệ phí. Thông thường, lệ phí cấp visa nhập cảnh nhiều lần sẽ đắt hơn lệ phí cấp visa nhập cảnh một lần duy nhất.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Lệ phí visa Việt Nam theo quy định pháp luật mới nhất

Nắm được các loại visa Việt Nam cũng như đặc điểm của từng loại giúp bạn có một cái nhìn tổng quát, tránh được một số nhầm lẫn và các tình huống không đáng có trên thực tế.

Chúc các bạn thành công khi xin visa Việt Nam!

Bài viết : Tìm hiểu các loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài… được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

GIA HẠN TẠM TRÚ VỚI TRƯỜNG HỢP NHẬP CẢNH THEO DIỆN MIỄN THỊ THỰC

Người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như sử dụng thẻ tạm trú, sử dụng giấy miễn thị thực hay phổ biến nhất là xin công văn nhập cảnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị mà còn ảnh hưởng đến cả việc gia hạn tạm trú sau này.

Trong bài viết này, Visa24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần lưu ý đối với gia hạn tạm trú trong trường hợp nhập cảnh theo diện miễn thị thực.

Người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam theo nhiều cách và điều này ảnh hưởng đến việc gia hạn tạm trú

NHẬP CẢNH THEO DIỆN MIỄN THỊ THỰC

Để nhập cảnh theo diện miễn thị thực, người nước ngoài phải thuộc đối tượng miễn thị thực và làm thủ tục xin cấp giấy miễn thị thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối tượng miễn thị thực Việt Nam bao gồm:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Ngoài ra, người này còn phải thỏa mãn các điều kiện:

Để được cấp giấy miễn thị thực, người nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sứ quán) hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.

GIA HẠN TẠM TRÚ

Sau khi đã nhập cảnh vào Việt Nam rồi, người nước ngoài sẽ được cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này có thể ghi nhận ngay trên giấy miễn thị thực. Nhưng chính xác nhất phải là thời gian trên dấu đóng nhập cảnh của cơ quan hải quan. Cụ thể: “được phép tạm trú đến ngày…”.

Trên thực tế, không ít các trường hợp người nước ngoài vì những lý do khác nhau mà phải ở lại Việt Nam thêm vài ngày. Mà việc xuất cảnh rồi nhập cảnh trở lại sẽ gây rất nhiều khó khăn và phiền toái. Chính vì thế, pháp luật nước ta có quy định cho phép người nước ngoài gia hạn thời gian tạm trú nói trên.

GIA HẠN TẠM TRÚ TRONG TRƯỜNG HỢP MIỄN THỊ THỰC

Trong hầu hết các trường hợp, việc gia hạn tạm trú thường được kéo dài 30 ngày.

Riêng đối với gia hạn tạm trú trong trường hợp nhập cảnh theo diện miễn thị thực, người nước ngoài chỉ được gia hạn 15 ngày mà thôi.

Do đó, khi tiến hành gia hạn tạm trú, người nước ngoài cần lưu ý điều này để sắp xếp thời gian hợp lý, tránh các trường hợp không đáng có như lỡ chuyến bay, bị xử phạt vi phạm hành chính,…

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về pháp luật của Việt Nam trong hoạt động xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài.

Bài viết : GIA HẠN TẠM TRÚ VỚI TRƯỜNG HỢP NHẬP CẢNH THEO DIỆN MIỄN THỊ THỰC được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải thuộc một trong số những hình thức nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật. Nội dung này không chỉ ảnh hưởng đến việc người nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động hay không mà còn ảnh hưởng đến cả hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan. Trong bài viết này, hãy cùng Visa24h tìm hiểu các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.

Các hình thức làm việc của nười nước ngoài tại Việt Nam
Các hình thức làm việc của nười nước ngoài tại Việt Nam

HÌNH THỨC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP và Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.

Theo đó, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức sau:

– Thực hiện hợp đồng lao động;

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện của chuyên gia;

– Chào bán dịch vụ: là người nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ gnuồn nào ở Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nahf cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dichhj uvj của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng hoặc không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ;

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tình nguyện viên;

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

– Thăm thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải thuộc vào các dạng lao động trên đây. Bạn cần nắm rõ người nước ngoài sẽ thực hiện lao động tại Việt Nam theo hình thức nào, bởi đây là căn cứ để chuẩn bị cũng như thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động.

Các hình thức này là căn cứ để xác định người nước ngoài có thuộc diện không phải cấp giấy phépl đông động hay có giayá phép lao động.

Ví dụ: Nếu thực hiện hợp đồng lao động, đương nhiên doanh nghiệp/tổ chức sẽ p hải xuất trình hợp đồng lao động đối với người nước ngoài.

Hay như nếu người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia thì họ phải cung cấp được văn bản chứng minh mình là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia. Ví dụ như bằng đại học, các loại bằng cấp chuyên môn khác.

Hình thức lao động là một trong thông tin được ghi nhận tại Giấy phép lao động, do đó, khi thay đổi, bạn cũng phải thực hiện một số thủ tục nhất định.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm một số kiến thức liên quan đến hình thức làm việc của người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thỏa đáng.

Bài viết : Các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam 100% thành công

Hỗ trợ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động  người nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Thì thủ tục xin cấp, gia hạn giấy phép lao động của người nước ngoài cũng ngày càng nhiều và phức tạp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn sử dụng lao động là người có quốc tịch nước ngoài. Nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ cấp, gia hạn giấy phép lao động cho người có quốc tịch nước ngoài để quý khách có thể tiết kiệm  được tối đa thời gian, công sức tìm hiểu, làm thủ tục, rút ngắn quy trình xin cấp giấy phép lao động cho người có quốc tịch nước ngoài lao động ở Việt Nam.

Xin giấy phép lao động
Xin giấy phép lao động

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số Hotline Visa2h: 0904 004 004 để được chuyên viên của Visa24h tư vấn và hướng dẫn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Các thủ tục cần chuẩn bị để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ cần chuẩn bị xin giầy phép lao đồng gồm

  • Bằng cấp của người lao động (đã được hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Xác nhận kinh nghiệm của người lao động (đã được hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Lý lịch tư pháp Việt Nam (Bản gốc)
  • Giấy khám sức khỏe tại Việt Nam (Khám tại các bệnh viện đã được chỉ định)

Trên đây là những giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động tại Việt Nam , tuy nhiên không phải trường hợp nào khách hàng cũng cung cấp được đầy đủ hoặc phù hợp theo quy đinh, bởi các lý do khách quan và chủ quan.  Trong trường hợp như vậy, quý khách hãy liên hê với chúng tôi để được tư vấn hướng giải quyết thỏa đáng.

THUẬN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ LÀM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI VISA24H

  • Được chuyên viên tư vấn am hiểu Pháp luật Việt Nam hỗ trợ tư vấn chuẩn bị các thủ tục đúng quy chuẩn trong hồ sơ xin giấy phép lao động
  • Được hỗ trợ tư vấn vị trí làm việc phù hợp với bằng cấp và kinh nghiệm của người lao động
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục khám sức khoẻ cho người nước ngoài tại các cơ sở y tế có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Hỗ trợ chứng thực các tài liệu bằng tiếng nước của người nước ngoài xin giấy phép lao động tại Việt Nam;
  • Dịch thuật công chứng các văn bằng, chứng chỉ và các tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người nước ngoài;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động là người nước ngoài
  • Đại diện khách hàng tới Sở LDTB&XH xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
  • Hỗ trợ thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
  • Hỗ trợ khách hàng khi có vướng mắc với thủ tục giấy khám sức khỏe, xác nhận tạm trú tại phường
  • Tư vấn, xử lý các trường hợp khó như bằng cấp, kinh nghiệm không phù hợp với vị trí làm việc, các trường hợp quốc tịch khó…

Cong Ty Visa24h

  • Địa chỉ: Số 42G Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0904 004 004
Bài viết : Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam 100% thành công được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Cấp giấy phép lao động ngoại trừ đối tường nào?

Chúng ta đều biết rằng người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, pháp luật quy định một số đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Tức là không cần cấp giấy phép lao động mà vẫn có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Vậy đó là những trường hợp nào? Người sử dụng lao động cần lưu ý điều gì?

ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Nhiều người thường sử dụng thuật ngữ “người miễn giấy phép lao động“, “các trường hợp miễn giấy phép lao động“. Nhưng chính xác nhất theo quy định của pháp luật phải là “đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động”.

Giấy phép lao động
Giấy phép lao động

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Theo điều 172 Bộ luật Lao động năm 2012, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động

THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 11/2016/NĐ-CP

Ngoài ra, Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Nghị định 11/2016/NĐ-CP) còn bổ sung thêm một số trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

  1. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. Căn cứ để xác định trường hợp này dựa vào 3 yếu tố: doanh nghiệp nước ngoài thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, không thuộc các ngành dịch vụ theo quy định và người lao động nước ngoài phải được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 trước khi sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại kể trên.
  2. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  3. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  4. Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
  5. Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
  6. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm. Thời gian cộng dồn trong một năm này được hiểu là trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và được tính kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam;
  7.  Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  8. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
  9. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  10. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  11. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Như vậy, ta có thể thấy là có rất nhiều trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

LƯU Ý

Việc không thuộc diện cấp giấy phép lao động không có nghĩa là người lao động nước ngoài được tự do làm việc tại Việt Nam mà không cần thực hiện bất cứ một thủ tục gì. Trong trường hợp này, nếu là người sử dụng lao động, bạn phải làm thủ tục đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giay phep lao dong. Mục đích của việc làm này là để cơ quan có thẩm quyền nắm rõ và thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình. Hãy xác định rõ người lao động nước ngoài nằm trong trường hợp nào để có thể chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác.

Bài viết : Cấp giấy phép lao động ngoại trừ đối tường nào? được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Hướng dẫn gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Gia hạn giấy phép lao động khi: Người nước ngoài làm việc dài hạn tại Việt Nam yêu cầu phải có giấy phép lao động. Thời hạn của một giấy phép lao động là 2 năm. Đến thời gian gần hết hạn nếu muốn tiếp tục lao động tại Việt Nam, người nước ngoài buộc phải gia hạn giấy phép lao động theo quy định.

KHI NÀO CẦN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI?

  • Theo điều 13 khoản 2, trường hợp giấy phép lao động hết hạn, người lao động  sẽ xin cấp lại giấy phép lao động. Gọi là gia hạn tuy nhiên thực tế, thủ tục và quy trình không quá khác biệt so với cấp mới.
  • Người lao động hoặc chủ sử dụng lao động sẽ tiến hành gia hạn khi giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất  5 ngày  và không quá 15 ngày .
  • Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
  • Những giấy tờ cần cung cấp khi gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm:
  • Giấy phép lao động đã được cấp
  • Bằng cấp của người lao động
  • Xác nhận kinh nghiệm của người lao động
  • Giấy khám sức khỏe của các bệnh viện tại Việt Nam đã được chỉ định
  • Tóm lại, thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động tương tự với hồ sơ cấp mới giấy phép lao động, chỉ khác biệt là không yêu cầu cung cấp lý lịch tư pháp Việt Nam nữa.

THỜI GIAN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

  • Sau 03 ngày khi nộp hồ sơ đầy đủ lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động sẽ được cấp lại giấy phép lao động hoặc nhận văn bản từ chối.
  • Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là không quá 2 năm.

NHỮNG LƯU Ý KHI GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

  • Bằng cấp và kinh nghiệm của người lao động phải được chứng nhận lãnh sự
  • Theo quy định, giấy phép lao động mới sẽ được cấp sau 3 ngày, tuy nhiên điều kiện là các giấy tờ phải đầy đủ và đúng quy chuẩn của Sở LDTB&XH. Trên thực tế sau khi nộp hồ sơ lên Sở, rất nhiều trường hợp bị trả lại và yêu cầu phải sửa đổi hoặc bổ sung khiến người lao động vô cùng lúng túng.Việc này  dẫn tới thời gian gia hạn không chỉ là 3 ngày như đã nêu trên.
  • Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là hai năm, tuy nhiên thời hạn này có thể ngắn hơn, tùy thuộc vào thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động đã ký kết của người lao động nước ngoài với phía Việt Nam.
  • Để tránh việc mất thời gian không cần thiết vì không hiểu rõ quy định pháp luật hoặc chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc xử lý các trường hợp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, quý khách hãy liên hệ với Visa Năm Châu để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra với dịch vụ của Visa24h, các trường hợp khó, chưa phù hợp với quy định hoặc cần gia hạn gấp chúng tôi đều có thể xử lý giúp quý khách.
gia hạn giấy phép lao động
gia hạn giấy phép lao động

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ gia hạn giấy phép lao động , quý khách vui lòng liên hệ số Hotlines  0904 004 004 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm tối đa chi phí!

Bài viết : Hướng dẫn gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn

Giấy phép lao động là gì? Những điều cần biết.

Giấy phép lao động là một trong rất nhiều loại giấy phép ở Việt Nam. Không giống như nhiều người thường lầm tưởng nó dành cho công dân Việt Nam khi làm việc trong một số ngành nghề đặc thù, giấy phép lao động được cấp cho người lao động có quốc tịch nước ngoài. Vậy giấy phép lao động là gì và có ý nghĩa như thế nào trong các mối quan hệ lao động?

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG LÀ GÌ?

  • Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.
  • Giấy phép lao động tiếng Anh là Work Permit, hoặc VietNam Work Permit (Giấy phép lao động Việt Nam) để dễ phân biệt với các quốc gia khác cũng cấp loại giấy tờ này.
Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là gì?

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG GHI NHẬN NHỮNG THÔNG TIN GÌ?

Một giấy phép lao động theo đúng mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành gồm những thông tin của người lao động nước ngoài. Cụ thể:

– Ảnh chân dung: nền trắng; mặt chính diện; không đội mũ hay đeo kính màu;

– Họ và tên: Ghi chữ in hoa, đậm;

– Giới tính;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Quốc tịch, số hộ chiếu;

– Doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc;

– Địa điểm làm việc;

– Vị trí công việc: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;

– Chức danh công việc;

– Thời hạn: làm việc từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;

– Tình trạng giấy phép: cấp mới, cấp lại, số lần cấp lại.

Cơ sở pháp lý: Mẫu số 8 Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh xã hội ngày 25 tháng 10 năm 2016 Hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Sau đây gọi là Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH).

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Điều kiện cấp giấy phép lao động được ghi nhận trong Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định 11/2016/NĐ-CP). Theo đó, người lao động nước ngoài phải:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

– Có sức khỏe phù hợp với công việc;

– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài;

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động.

Tất cả những điều kiện này đều có liên quan trực tiếp đến trình tự thủ tục cũng như hồ sơ cấp giấy phép sau này. Ví dụ như người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện thủ tục xác nhận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Hay hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh người nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, phiếu lý lịch tư pháp,…

XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG Ở ĐÂU?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động là:

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Việc xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động được căn cứ theo loại doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc.

Cở sở pháp lý: Điều 3 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.

AI LÀ NGƯỜI XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN?

  • Người sử dụng lao động là người thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động.
  • Nếu bạn là người sử dụng lao động, trước khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, cần phải thực hiện xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Nội dung chủ yếu là khai báo với cơ quan nhà nước rằng, nhu cầu này là thật sự và chính đáng. Khi đã có văn bản xác nhận, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Ngoài ra, từ khi Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử chính thức có hiệu lực, bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Tuy nhiên thì sau đó bạn vẫn cần nộp hồ sơ bản gốc để so sánh, đối chiếu.

MẪU GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

  • Mẫu giấy phép lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, giấy có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao.
  • Trang 1 là mặt ngoài của giấy phép, ghi loại giấy tờ, mã số, quốc hiệu, quốc huy.
Giấy phép lao động
Giấy phép lao động

Ý NGHĨA CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

  • Giấy phép lao động là một trong những điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài lẫn người sử dụng lao động.
  • Giấy phép lao động cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.
  • Các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giấy phép lao động đều có thể bị xử phạt hành chính.

Như vậy, thông qua bài viết này, Visa24h đã giúp bạn trả lời câu hỏi giay phep lao dong là gì và cung cấp thêm những thông tin cơ bản xung quanh loại giấy phép này. Để nắm được các nội dung cụ thể, bạn hãy tham khảo các bài viết khác cùng chuyên mục nhé.

Bài viết : Giấy phép lao động là gì? Những điều cần biết. được trích dẫn từ website: https://phongveminhquan.vn